Tổ chức lớp tập huấn, nâng cao năng lực, hướng dẫn chuyên đề thực hiện bữa ăn học đường và giáo dục dinh dưỡng trong trường học cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã, cán bộ phụ trách công tác y tế trường học huyện Nguyên Bình năm 2024

Tổ chức lớp tập huấn, nâng cao năng lực, hướng dẫn chuyên đề thực hiện bữa ăn học đường và giáo dục dinh dưỡng trong trường học cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã, cán bộ phụ trách công tác y tế trường học

huyện Nguyên Bình năm 2024

 

Thực hiện Kế hoạch số 1778/KH-KSBT ngày 03/10/2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, từ ngày 07 đến ngày 10 tháng  10 năm 2024  Trung tâm  Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Nguyên Bình đã tổ chức lớp 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn chuyên đề thực hiện bữa ăn học đường và giáo dục dinh dưỡng trong trường học cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã, cán bộ phụ trách công tác y tế trường học huyện Nguyên Bình năm 2024, với số học viên tham dự là 78 người.

 

anh tin bai
 

Nâng cao năng lực, hướng dẫn chuyên đề thực hiện bữa ăn học đường và giáo dục dinh dưỡng trong trường học cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã, cán bộ phụ trách công tác y tế trường học tại các trường học trên địa bàn huyện Nguyên Bình nhằm triển khai tốt hoạt động dinh dưỡng học đường, thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý.

Giảng viên BS: Hoàng Thị Hồng Thắm, khoa Dinh dưỡng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng đã nêu sự cần thiết về giáo dục dinh dưỡng trong trường học Mỗi loại  thức ăn có chứa một số chất dinh dưỡng với tỷ lệ khác nhau. Vì vậy, bữa ăn hàng ngày cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, khi đó các chất dinh dưỡng sẽ bổ sung từ các loại thức ăn khác nhau, giúp cho giá trị sử dụng của thức ăn sẽ tăng lên. Bữa ăn có thành phần dinh dưỡng hợp lý là bữa ăn có đủ từ 4 nhóm thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng và ở tỷ lệ thích hợp.

Hiện nay, theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, thì thực phẩm có thể được phân loại thành 8 nhóm sau:


- Nhóm 1. Lương thực: Gạo, ngô, khoai, sắn...
- Nhóm 2. Nhóm hạt các loại: Đậu, đỗ, vừng, lạc…
- Nhóm 3. Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Nhóm 4. Nhóm thịt các loại, cá và hải sản.
- Nhóm 5. Nhóm trứng và các sản phẩm của trứng.
- Nhóm 6. Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua hoặc rau tươi có màu xanh thẫm.
- Nhóm 7. Nhóm rau củ quả khác như su hào, củ cải.
- Nhóm 8. Nhóm dầu ăn, mỡ các loại: là nguồn cung cấp chất béo.

anh tin bai
 

Theo quy định của Bộ giáo dục thì bữa ăn bán trú của trường mẫu giáo cung cấp khoảng 55-60% nhu cầu năng lượng của cơ thể trẻ trong 1 ngày:

Đối với những trường tiểu học không ăn bán trú hoặc ăn bán trú không có bữa phụ: cha mẹ cần đảm bảo cung cấp tối thiểu cho trẻ  đủ 3 bữa chính, không để trẻ nhịn ăn sáng đi học;

Đối với những trường tiểu học ăn bán trú có bữa phụ có thể phân bố thành 4 bữa:  Bữa sáng năng lượng từ 25-30%, bữa trưa năng lượng từ 30-40%, bữa xế chiều năng lượng từ 5-10%, bữa tối năng lượng từ 25-30% nhu cầu năng lượng cả ngày.

Tiêu chuẩn xây dựng thực đơn bán trú ở trường mầm non và tiểu học.
Tiêu chuẩn chung về thực đơn
- Thực đơn không lặp lại trong 4-8 tuần
- Thực đơn đa dạng về nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm động vật và thực vật: 2-3 loại
- Thực đơn đa dạng về các loại rau, củ: 3-5 loại
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn
Tiêu chuẩn dinh dưỡng của chế độ ăn bán trú ở trường mầm non
- Chế độ ăn cho trẻ 1-3 tuổi
- Chế độ ăn cho trẻ từ 4-6 tuổi
Tiêu chuẩn dinh dưỡng của chế độ ăn bán trú ở trường tiểu học
- Nhu cầu năng lượng của trẻ 7-9 tuổi
- Nhu cầu năng lượng của trẻ trai 10-12 tuổi

Sau khóa học cán bộ y tế Trung tâm y tế tuyến huyện, xã, cán bộ phụ trách công tác y tế trường học triển khai các hoạt động dinh dưỡng học đường tại các trường học trên địa bàn huyện Nguyên Bình đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện đúng theo hướng dẫn.

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập